Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơ le áp suất dầu là một trong những điều mà bạn cần hiểu kỹ để có thể lắp đặt và điều chỉnh chính xác, phù hợp với môi trường hệ thống của bạn. Dưới đây, hãy cùng Vật Tư Gia Hưng tìm hiểu chi tiết Relay áp suất dầu nhé.
(Relay) Rơ le áp suất dầu là gì?
Relay áp suất dầu hay còn gọi là Rơ le áp suất dầu, có tên tiếng anh là Relay oil pressure , là một thiết bị khí cụ điện sử dụng để bảo vệ áp suất dầu cho máy nén trong các hệ thống lạnh và nhiều lĩnh vực khác. Vì quá trình bôi trơn cho các thiết bị truyền động trong máy nén là rất quan trọng, nó sẽ giúp giảm tối thiểu năng lượng ma sát và một cũng giúp tải nhiệt ra bên ngoài môi tường và làm mát cho giữa bề mặt tiếp xúc của các thiết bị truyền động.
Nếu không có rơ le áp suất dầu thì trong quá trình máy nén làm việc mà vì nguyên nhân nào đó bị mất áp lực dầu ( do bơm dầu bị hư hỏng hay hệ thống bơm dầu có sự cố tắc nghẽn đường đi…), Rơ le áp lực dầu sẽ có nhiệm vụ ngắt máy nén ngay lập tức để tránh làm máy nén nguy hiểm.
Nhìn chung, Rơ le áp suất dầu sẽ giúp bảo vệ máy nén tránh các hỏng hóc dẫn đén không thể sửa chữa.
Cấu tạo của Rơ le áp suất dầu
Về cơ bản, cấu tạo của rơ le áp suất dầu gồm những thành phần như sau:
- Đường tín hiệu cacte máy nén (LP—Low pressure).
- Đường dẫn tín hiệu áp lực dầu (OP – Oil pressure).
- Hộp xếp (Bellow), 3’- hộp xếp.
- Nguồn điện xoay chiều AC 220V.
- Thang điều chỉnh khoảng vi sai hiệu áp suất
- Thang điều chỉnh hiệu áp suất.
- Vít vặn điều chỉnh hiệu áp suất
- Vít vặn điều chỉnh khoảng vi sai hiệu áp suất.
- Lò xo.
- Gối đỡ của thanh cơ cấu.
- Thanh cơ cấu mang tiếp điểm.
- Cuộn dây đốt nóng trong một khoảng thời gian.
- Thanh lưỡng kim.
- (56) (01): Tiếp điểm thường đóng.
- (57) (02): Tiếp điểm thường mở.
- (34): nguồn của cuộn đốt nóng.
Nguyên lý làm việc của rơ le áp suất dầu

Từ hình trên, bạn sẽ thấy đường (1) là đường lấy tín hiệu áp suất thấp (LP), đây cũng chính là áp suất cacte nơi chứa dầu bôi trơn cần bơm lên bôi trơn cho máy nén, đường (2) lấy tín áp lực dầu sau bơm dầu chính là áp lực dầu (OP). Vì áp suất cacte sẽ luôn thay đổi, do đó để biết bơm dầu có làm việc hay chưa thì phải lấy tín hiệu: OP – LP = P – bơm (áp lực của bơm),
khi bơm không làm việc thì P – bơm = 0, lúc đó thì OP – LP = 0 nên OP = LP. Khi máy nén hoạt động, bằng cách cấp nguồn qua tiếp điểm 56, đồng thời sẽ cấp nguồn vào cuộn dây đốt nóng (12) qua điểm 34. Như vậy thì tín hiệu LP qua đường (1) vào hộp xếp (3), tín hiệu LP qua đường (2) vào hộp xếp (3’), đến đây bạn sẽ thấy rằng thanh mang cơ cấu tiếp điểm (11) chịu tác động bởi các lực: phía dưới chịu tác động của lực do OP tạo ra (Fop), phía trên chịu tác động bởi các lực lò xo (9) (F – lò xo) và LP (F – LP) tạo ra, các lực này liệu có tác dụng làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm được hay không?
Đó là sau khi máy nén hoạt động được (30÷45)s thì mới có câu trả lời, bởi vì sau khoảng thời gian này máy nén và bơm dầu mới tạo ra được áp lực dầu. Nếu như máy nén và bơm dầu tạo ra được áp lực dầu thì khi đó Fop ≥ (F – lò xo) + (F – LP) vì thế nó sẽ làm cho thanh (11) chuyển động đi lên phía trên, và làm tiếp điểm thường đóng 01 mở ra ngắt nguồn cấp cho cuộn dây đốt nóng (12), để tránh đốt nóng thanh lưỡng kim khỏi bị cong làm tiếp điểm thường đóng 56 mở ra ngừng máy nén.
Nhưng vì một lý do nào đó mà máy nén vẫn hoạt động sau thời gian nhiều hơn 45s mà bơm dầu vẫn chưa tạo được áp lực dầu, hoạt máy nén đang hoạt động mà mất áp lực dầu (do bơm dầu bị hư hỏng, …v.v) thì thanh (11) sẽ phục hồi lại trạng thái ban đầu và làm cho tiếp điểm 01 đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây đốt nóng (12), sau một khoảng thời gian từ (60÷90)s thì thanh lưỡng kim (13) bị đốt nóng cong làm cho tiếp điểm 56 mở ra dừng máy nén hoạt động, đồng thời tiếp điểm 57 đóng lại đưa tín hiệu về mạch báo sự cố. Vít (7) và thang đo (6) dùng để cài đặt hiệu áp lực dầu, vít (8) và thang đo (5) dùng để hiệu chỉnh khoảng vi sai của hiệu áp lực dầu. Khi cài đặt giá trị nếu áp lực dầu không đạt, có nghĩa điều này Fop ≥ (F – lò xo) + (F – LP) không xảy ra máy nén sẽ dừng hoạt động.
Lưu ý là cuộn dây đốt nóng đóng vai trò là timer, thời gian đốt nóng sẽ làm cong thanh lường kim sẽ lớn hơn thời gian kể từ khi máy nén hoạt động cho đến khi tạo được áp lực dầu, thông thường thời gian khi máy nén hoạt động cho đến khi tạo được áp lực dầu từ (30÷45)s, trong khi đó thời gian đốt nóng thanh lưỡng kim từ (60÷90)s.

Từ hình trên, bạn có thể thấy nguyên lý hoạt động của rơ le áp suất dầu như sau: Khi cấp nguồn AC 220V vào hai điểm A và B, cuộn dây đốt nóng relay hiệu áp lực dầu sẽ có điện, đồng thời relay trung gian cũng có điện, khi relay trung gian có điện nó sẽ cấp nguồn cho công tắc tơ để đưa máy nén vào trạng thái hoạt động.
Khi máy nén hoạt động mà chưa có áp lực dầu, tiếp điểm 56 và 31 ở trạng thái đóng, sau khoảng thời gian khoảng (30-45)s thì cuộn dây đốt nóng của relay hiệu áp lực dầu bị đốt nóng nhưng chưa đủ độ nóng làm cong thanh lưỡng kim để mở tiếp điểm 56, đồng thời sau khoảng thời gian này máy nén đã tạo ra được hiệu áp lực Δp = OP – LP phải đủ để làm thay đổi vị trí thanh mang tiếp điểm mở tiếp điểm 31.
Hãy ngắt nguồn cấp cho cuộn dây đốt nóng và đảm bảo cho tiếp điểm 56 luôn ở trạng thái đóng, máy nén hoạt động bình thường, nếu như sau khoảng này mà máy nén vẫn chưa tạo được và đủ hiệu áp lực Δp = OP – LP thì sau khoảng thời gian (60-90)s kể từ khi máy nén hoạt động cuộn dây đốt nóng đủ thời gian để đốt nóng làm cong thanh lưỡng kim sẽ mở tiếp điểm 56, relay trung gian mất điện dẫn đến máy nén dừng hoạt động ngay, bảo vệ máy nén tránh hư hỏng vì không có hoặc không đủ áp lực dầu bôi trơn.
Nếu như trong khi máy nén đang hoạt động, vì một lý do nào đó mất áp lực dầu hoặc áp lực dầu giảm dẫn đến hiệu áp Δp không đủ sức giữ tiếp điểm 31 ở trạng thái mở, kết quả thanh mang tiếp điểm phục hồi lại trạng thái ban đầu làm cho tiếp điểm 31 đóng lại, cuộn dây đốt nóng có điện đốt nóng thanh lưỡng kim và sau khoảng thời gian (60-90)s tiếp điểm 56 mở ra ngắt nguồn relay trung gian, máy nén ngừng hoạt động.
Như vậy, bài viết trên Vật Tư Gia Hưng đã chia sẻ cho bạn chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rơ le áp suất dầu, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này. Đừng quên nếu có nhu cầu mua công tắc dòng chảy, cảm biến mực nước thì liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.