Cảm biến mực nước không tiếp xúc

Rate this post

Cảm biến mực nước không tiếp xúc là loại cảm biến mực nước mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng cần đo. Do đó mà các loại cảm biến này có độ bền rất cao cũng như độ chính xác cao. Dưới đây, hãy cùng Vật Tư Gia Hưng tìm hiểu chi tiết về Cảm biến mực nước không tiếp xúc và các loại phổ biến nhé.

Cảm biến mực nước không tiếp xúc là gì?

Như đã chia sẻ ở trên, cảm biến mực nước không tiếp xúc là một thiết bị được sử dụng để đo và giám sát mức chất lỏng (nước, hóa chất, dầu…) trong các bể chứa, bồn, hoặc các thiết bị chứa khác mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng đó. Điều này mang lại nhiều ưu điểm so với các loại cảm biến tiếp xúc truyền thống, đặc biệt trong các môi trường khắc nghiệt, chất lỏng ăn mòn hoặc các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao.

Ưu điểm của cảm biến mực nước không tiếp xúc

Nhìn chung, cảm biến mực nước không tiếp xúc có một số ưu điểm chung như:

  • Độ bền cao: Không tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng nên cảm biến ít bị ăn mòn, kéo dài tuổi thọ.
  • Chính xác: Đo đạc chính xác, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như bọt, bùn hoặc các chất rắn lơ lửng trong chất lỏng.
  • An toàn: Không có bộ phận cơ khí chuyển động, giảm thiểu rủi ro gây cháy nổ.
  • Ứng dụng đa dạng: Có thể sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, từ nhiệt độ thấp đến cao, áp suất cao, và các chất lỏng có tính ăn mòn.
  • Dễ lắp đặt và bảo trì: Không yêu cầu nhiều không gian lắp đặt và dễ dàng vệ sinh.

Các loại cảm biến mực nước không tiếp xúc thông dụng hiện nay

1. Cảm biến mực nước không tiếp xúc Radar

Cảm biến đo mức nước Radar là một trong các loại cảm biến mực nước không tiếp xúc hoạt động dựa trên công nghệ sóng điệnt ừ, do đó cho kết quả có độ chính xác rất cao.

cảm biến đo mức nước không tiếp xúc radar

Nguyên lý hoạt động:

Nguyên lý hoạt động của  cảm biến mực nước không tiếp xúc Radar là khi nhận được nguồn điện thì ngay lập tức cảm biến này sẽ phát ra những tia sóng radar vô hình. Các tia sóng phát đi tại đầu phát đến khi va vào bề mặt chất lỏng thì sẽ phản xạ lại đầu thu. Bộ xử lý tín hiệu của cảm biến radar sẽ đo khoảng thời gian trễ giữa tín hiệu truyền đi và tín hiệu truyền về, từ đó tính toán và đưa ra khoảng cách từ cảm biến đến bề mặt chất lỏng là bao nhiêu. Do đó sẽ biết chất lỏng đang ở vị trí nào trong bồn chứa.

Ưu điểm

Ưu điểm của loại cảm biến này chính là:

  • Thiết bị này cho phép đo mức chất lỏng liên tục với khoảng đo rất lớn
  • Thiết bị này có thể lắp đặt ở không gian hẹp, bảo trì dễ dàng
  • Có Độ bền cao hơn thông thường do không tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng
  • Chịu được nhiệt độ, áp suất cao
  • Tốc độ lấy mẫu bằng sóng radar cực kỳ nhanh
  • Thích hợp cho môi trường có nhiệt độ thấp (-40°C)

Nhược điểm:

  • Thiết bị này có giá thành cao hơn các loại cảm biến dạng que và phao.
  • Phép đo của cảm biến mực nước không tiếp xúc radar có thể bị ảnh hưởng bởi bọt khí.
  • Tồn tại điểm chết không thể đo (điểm cận trên và cận dưới)

Hiện nay, cảm biến mực nước không tiếp xúc radar thường dùng nhiều trong các silo, bồn chứa, hầm chứa tại các nhà kho hay nhà máy sản xuất, dùng trong ngành hoá chất và xử lý nước thải.

Ngoài ra, loại cảm biến này cũng có thể đo được mức chất rắn từ bụi mịn như: Sữa bột, xi măng… cho đến chất rắn thô như thức ăn gia súc, các loại hạt… Các loại chất lỏng như nhớt, xăng dầu…. đến dạng sệt như bùn, vữa…

Cảm biến mực nước không tiếp xúc siêu âm

Cảm biến mực nước không tiếp xúc siêu âm chính là loại thiết bị dùng để đo mức chất lỏng và hoạt động dựa trên sóng siêu âm. Thiết bị này được sử dụng rộng rãi để xác định mức chất lỏng trong các bể chứa, bồn chứa, giếng… mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng đó.

cảm biến mực nước không tiếp xúc siêu âm

Nguyên lý hoạt động

Cảm biến hoạt động dựa trên nguyên lý phát và thu sóng siêu âm. Cụ thể:

Cảm biến sẽ phát ra một xung sóng siêu âm có tần số cao hướng xuống bề mặt chất lỏng. Khi sóng siêu âm chạm vào bề mặt chất lỏng, nó sẽ bị phản xạ trở lại cảm biến. Cảm biến sẽ đo thời gian từ lúc phát sóng đến lúc nhận được sóng phản xạ. Dựa vào thời gian đo được và tốc độ truyền sóng siêu âm trong môi trường, cảm biến sẽ tính toán được khoảng cách từ cảm biến đến bề mặt chất lỏng. Khoảng cách này chính là mức chất lỏng trong bể chứa.

Ưu điểm:

Ưu điểm của cảm biến mực nước không tiếp xúc siêu âm:

  • Không tiếp xúc: Giúp bảo vệ cảm biến khỏi bị ăn mòn hoặc hư hỏng do tiếp xúc với chất lỏng.
  • Độ chính xác cao: Đo lường chính xác ngay cả khi bề mặt chất lỏng không bằng phẳng.
  • Ứng dụng đa dạng: Có thể sử dụng để đo nhiều loại chất lỏng khác nhau, từ nước sạch, nước thải đến các loại hóa chất.
  • Lắp đặt dễ dàng: Không yêu cầu nhiều không gian và có thể lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Tuổi thọ cao: Bền bỉ và ít cần bảo trì.

Ứng dụng của cảm biến mực nước không tiếp xúc siêu âm như:

  • Ngành công nghiệp: Đo mực nước trong các bể chứa hóa chất, dầu khí, nước thải…
  • Xử lý nước: Giám sát mức nước trong các bể lắng, bể lọc…
  • Nông nghiệp: Đo mực nước trong các bể chứa nước tưới tiêu.
  • Xây dựng: Đo mực nước trong các hầm, giếng…

Như vậy, bài viết này Vật Tư Gia Hưng đã chia sẻ cho bạn một số thông tin về các loại cảm biến mực nước không tiếp xúc phổ biến hiện nay.

Vật Tư Gia Hưng là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm vật tư ngành nước như máy bơm nước ngưng điều hoàcông tắc dòng chảycông tắc áp suấtcảm biến mực nước. Nếu có nhu cầu tư vấn, báo giá vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 033.874.9190 097.183.4103 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *