Cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh chi tiết A-Z

Rate this post

Cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh là một vấn đề mà nhiều người hiện nay đang còn thắc mắc và tìm hiểu. Bởi việc lắp đặt đường ống thoát nước nhà vệ sinh nói khó thì không khó tuy nhiên cũng không phải dễ và phải làm đúng nếu không dễ xảy ra nhiều vấn đề rò rỉ về sau. Dưới đây, Vật Tư Gia Hưng sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn cách lắp đặt hiệu quả.

Các yêu cầu quan trọng trong cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh

Trước khi biết cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh thì bạn cần phải biết được những yêu cầu trong cách đi đường ống nước trong nh, các chi tiết về tiêu chuẩn đường ống nước và những lưu ý quan trọng để có thể lắp đặt hiệu quả nhất.

Dưới đây là một số yêu cầu quan trọng về cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh:

  1. Tách biệt hệ thống thoát nước khác: Bởi nhu cầu sử dụng khác nhau nên hệ thống thoát nước rửa và hệ thống thoát nước nhà vệ sinh cần phải tách biệt hoàn toàn, nhằm giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động của cả 2 hệ thống này, đồng thời cũng giảm thiểu các nguy cơ về tắc nghẽn đường ống.
  2. Đường thoát nước cần ngắn nhất: Thực tế đường ống thoát nước nhà vệ sinh cần phải thiết kế sao cho ngắn nhất, bởi vì việc này sẽ giúp nước thải thoát ra nhanh chóng và hiệu quả, giảm nguy cơ tắc nghẽn và sẽ đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động tốt nhất.
  3. Sơ đồ lắp đường ống thoát nước đúng cách: Điều quan trọng là bạn phải có sơ đồ lắp đường ống thoát nước nhà vệ sinh đúng cách và chính xác để thuận tiện cho việc thi công, kiểm tra và sửa chữa thay thế sau này, giúp cho bạn cũng như chủ nhà tiết kiệm thời gian và chi phí về sau.
  4. Tránh đi đường ống qua khu vực quan trọng: Hãy đảm bảo đường ống thoát nước nhà vệ sinh sẽ không đi qua các khu vực quan trọng như phòng khách, phòng ngủ để giữ cho những khu vực này luôn sạch sẽ, khô ráo.
  5. Phân biệt các đường ống thải: Bạn phải phân biệt rõ các đường ống thải để có thể dễ dàng nhận diện cũng như sửa chữa khi gặp sự cố nhằm xử lý nhanh chóng các vấn đề. Đồng thời giúp duy trì hoạt động ổn định của hệ thống đường nước.

cách đi ống nước nhà vệ sinh 4

Một số tiêu chuẩn đường ống cấp thoát nước nhà vệ sinh

Bạn cũng cần xem qua các yêu cầu về tiêu chuẩn đường ống cấp thoát nước nhà vệ sinh để lựa chọn phù hợp:

Đường ống Kích thước
Ống thoát dọc: ống chính theo phương đứng Φ>78mm
Ống ngang: các ống nằm ngang, không nghiêng quá 45 độ Φ>38m
Ống cấp nước có đường kính Φ>20 mm
Ống thoát nước chính Φ>102mm
Ống thoát bồn vệ sinh Φ>78 mm
Các ống cho bồn tắm, bồn rửa mặt Φ>38 mm
Ống thông khí: Đường ống nối với một hệ thống thoát nước phải đảm bảo không khí vào ra của hệ thống thoát nước Φ>38mm
Ngoài ra còn những đường ống khác Φ>38mm

Việc tuân theo các tiêu chuẩn chắc chắn sẽ giúp đảm bảo hệ thống cấp và thoát nước hoạt động hiệu quả, giúp giảm thiểu tắc nghẽn và các vấn đề liên quan.

Lưu ý khi đi ống thoát nước nhà vệ sinh

Khi bạn tìm cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh, bạn cần phải lưu ý một số điểm chi tiết hơn dưới đây:

Yêu cầu về đường ống nước nhà vệ sinh:

  • Cần tinh gọn, hiệu quả: Đường ống cấp và thoát nước của nhà vệ sinh nên được thiết kế càng ngắn để tối ưu hiệu quả hoạt động. Tránh sử dụng nhiều ống gấp khuỷu vì có thể sẽ  làm cản trở quá trình cấp thoát nước.
  • Về đường ống thoát nước: Bạn cần đảm bảo hệ thống thoát nước được âm dưới mặt nền hoặc âm sàn nhà tắm, bởi khi đó thì nước thải mới có thể thải ra có độ dốc đẻ thoát vào hộp kỹ thuật.
  • Về đường ống cấp nước: Nên tuân thủ nguyên tắc gắn trên tường. Và khi thi công thì cần đục dán ống nước âm vào trong tường, sau đó cần cố định và trát lại vừa để lấp đi.
  • Vệ sinh định kỳ: Nếu muốn ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn do cặn bẩn thì phải thường xuyên kiểm tra và vệ sinh ống cấp thoát nước.

Yêu cầu về đường ống thoát nước xuống bể phốt:

  • Tránh làm ngập ống thải: Hãy đảm bảo ống thải không bị ngập trong bể phốt bởi có thể gây tình trạng chênh lệch áp suất khiến nước không thoát được.
  • Chiều cao tối ưu nhất: Ống thải thoát nước cần phải lắp đặt cao hơn mặt nước trong bể phốt ít nhất 20cm để đảm bảo được hoạt động việc xả tốt nhất.

Lắp đặt bẫy nước thông khí

  • Bẫy nước thông khí sẽ giúp ngăn ngừa khí độc và mùi hôi tràn ra. Nên bạn hãy đảm bảo lắp đặt bẫy nước thông khí đúng cách để không bị hút hết nước và làm mất tác dụng của nó.

Sử dụng cút nối phù hợp:

  • Cút nối chữ Y: Bạn ưu tiên dùng cút nối chữ Y nhằm duy trì áp lực nước khi xả. Tránh sử dụng cút nối chư T hay vì có thể làm chia dòng nước ảnh hưởng tới hiệu quả xả.

Yêu cầu độ nghiêng đường ống thoát ngang

  • Bạn phải đảm bảo độ dốc của đường ống thoát ngang là 6.5mm cho mỗi 300mm chiều dài ống để nước thoát hiệu quả và mang theo chất rắn, giúp làm sạch thành ống tránh bám vào gây tắc nghẽn.

Vị trí lắp cửa thăm

Bạn đặt cửa thăm mỗi 30m đường ống nước, tại các điểm như ống thoát chính ra ngoài, nơi ống đứng gặp ống ngang, hay các điểm chuyển hướng nhé. Và cửa thăm nên có kích thước đủ lớn từ 30-45cm để thuận tiện cho việc kiểm tra và bảo trì.

Lắp đặt van xả

Để có thể bảo vệ bình nước nóng thì bạn nên lắp van xả. Van xả tự động sẽ giúp kiểm soát nhiệt độ và áp suất, ngoài ra giúp ngăn ngừa nguy cơ nổ bình.

Xem thêm:

Cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh

Trong cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

1. Lên sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước

Việc đầu tiên mà bạn cần làm là thiết lập sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước trong nhà vệ sinh. Từ sơ đồ này thì bạn sẽ biết được nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp thoát nước trong nhà, từ đó cũng sẽ xác định được nhiều vị trí như ống cấp nước, ống thoát nước, máy bơm…

2. Thiết kế sơ đồ mặt bằng cấp thoát nước

Sau khi có sơ đồ nguyên lý rồi thì bạn cần phác thảo các ý tưởng của bạn ra. Khi thiết kế sơ đồ mặt bằng cũng cần bố trí hợp lý những phần sau:

  • Hộp gen chứa.
  • Các đường ống nóng lạnh
  • Đường ống cấp thoát nước.

Cần bố trí sao cho hợp lý, tiết kiệm không gian và thẩm mỹ của ngôi nhà nhé.

Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng lắp đặt máy bơm, đồng hồ nước hay bể tự hoại vì những vật này thường xuyên phải kiểm tra và bảo dưỡng.

cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh

Xem thêm:

3. Thực hiện thiết kế sơ đồ lắp đặt

Sau khi thiết kế xong mặt bằng thì bạn cần triển khi chi tiết bản vẽ cấp thoát nước. Ở bước này, bạn cần xác định lại các vị trí đường ống cũng như các thiết bị mà bạn cần phải lắp đặt. Bạn cũng nên thiết kế chi tiết trên cả mặt bằng và mặt cắt của bản thiết kế để việc thi công thuận tiện hơn.

4. Lắp đặt đường ống nước nhà vệ sinh

Bước cuối cùng là lắp đặt ống thoát nước nhà vệ sinh mà bạn đã lên thiết kế sẵn. Thông thường thì phần thô của ngôi nhà lắp đặt trước rồi mới đến lắp đặt vật liệu. Với kiểu này sẽ hạn chế việc đục khoét và thi công dễ dàng hơn. Đảm bảo cho ngôi nhà sau khi hoàn thành thì đúng tiến độ và thẩm mỹ.

Các thành phần của sơ đồ cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh gồm những phần sau:

  1. Có đường ống thoát nước chính.
  2. Có cửa thăm.
  3. Có thông khí
  4. Đường ống thoát nước, ống ngang, ống dọc
  5. Bẫy nước giúp ngăn mùi hôi
  6. Các thiết bị vệ sinh cần dùng.

Tham khảo sơ đồ cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh

Dưới đây là bản vẽ cấp thoát nước nhà vệ sinh giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống cấp thoát nước. Giúp bạn thực hiện đúng cách nhất. Từ sơ đồ này bạn sẽ thấy được:

  • Số lượng vật tư
  • Mặt bằng cấp thoát nước.
  • Sơ đồ cấp thoát nước nhà vệ sinh chi tiết
  • Và các thiết bị cấp thoát nước.

Chúng tôi gửi bạn tham khảo từ sơ đồ dưới đây.

 

cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh 2
Bản vẽ lắp đặt đường ống nước trong nhà
cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh 3
Cách đi ống nước nhà vệ sinh với đường ống nóng lạnh

Như vậy, bài viết trên Vật Tư Gia Hưng đã chia sẻ cho bạn chi tiết về cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh chuẩn nhất. Hy vọng đã giúp bạn tìm được giải pháp hoàn hảo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *